Tầm soát ung thư đại trực tràng giúp phát hiện bệnh sớm, tăng tỉ lệ chữa bệnh thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên tầm soát ung thư đại trực tràng. Bạn có thể đọc bài viết dưới đây để biết rõ đối tượng nên tham gia tầm soát ung thư đại trực tràng và các phương pháp ứng dụng.
Việc xác định đối tượng nên đi tầm soát ung thư đại tràng cần căn cứ vào mức độ nguy cơ
Mục Lục
1. Đối tượng nên tham gia tầm soát ung thư đại trực tràng
Căn cứ vào mức độ nguy cơ, đối tượng nên tham gia tầm soát ung thư đại trực tràng được chia làm hai nhóm là nhóm nguy cơ trung bình và nhóm nguy cơ cao. Mỗi nhóm đối tượng nên tầm soát với tần suất khác nhau và sử dụng phương pháp riêng.
1.1. Nhóm nguy cơ trung bình
Nhóm đối tượng nguy cơ trung bình bao gồm những người trên 40 tuổi và người có tiền sử gia đình bị ung thư nhưng không thuộc huyết thống bậc 1. Các đối tượng này nên sử dụng phương pháp và tầm soát với tần suất như sau:
Đối tượng | Tần suất tầm soát | Phương pháp |
– Người trên 40 tuổi. – Người có tiền sử gia đình bị ung thư, không thuộc huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh, chị, em). | 1 lần/năm | Xét nghiệm máu ẩn trong phân |
1 lần/5 năm | Nội soi đại tràng ảo | |
1 lần/10 năm | Nội soi đại trực tràng |
1.2. Nhóm nguy cơ cao
Nhóm nguy cơ cao bao gồm những người có tiền sử bị một số bệnh và có một người thân huyết thống bậc 1 bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi hoặc có người thân bị bệnh đa polyps đại tràng. Những đối tượng này nên sử dụng phương pháp nội soi đại tràng và tầm soát với tần suất như sau.
Đối tượng | Tần suất tầm soát | Phương pháp |
Người có tiền sử bị bệnh Crohn, polyps đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng vô căn | 1 lần/1-2 năm | Nội soi đại tràng |
Người có tiền sử bị chiếu xạ vùng bụng hoặc vùng chậu để điều trị ung thư. | 1 lần/3-5 năm | |
– Người có người thân bị bệnh đa polyps đại tràng. – Người có một người thân huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi. | 1 lần/3 năm |
Nêu thuộc hai nhóm đối tượng trên, bạn nên đi tầm soát ung thư đại tràng.
Nếu có tiền sử bị khối polyps đại trực tràng, bạn nên đi tầm soát 1 – 2 năm 1 lần
2. Các phương pháp tầm soát ung thư
Về cơ bản, quy trình tầm soát ung thư đại tràng gồm 3 bước là khám nội lâm sàng, thực hiện các chỉ định cần thiết và nhận kết quả, tư vấn. Trong quá trình tầm soát, bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp dưới đây.
Các phương pháp được sử dụng trong quy trình tầm soát ung thư đại tràng được xác định dựa trên tình trạng của người bệnh
2.1. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư đại tràng
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đem máu của người bệnh đem đi xét nghiệm và tìm ra các dấu ấn ung thư như CA 19-9, CEA, CA 125… Thông qua các chỉ số này, bác sĩ thấy được sự xâm nhập vô tổ chức của các tế bào ung thư. Vì thế, xét nghiệm tầm soát ung thư trực tràng được xem là cơ sở để thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng khác.
Đồng thời, phương pháp này cũng giúp theo dõi và phát hiện ung thư đại tràng khi dấu ấn ở người bệnh không rõ ràng.
2.2. Xét nghiệm máu ẩn trong phân FOBT
Bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ còn xét nghiệm phân của người bệnh ung thư đại tràng để tìm máu ẩn trong đó. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện được dấu hiệu của bệnh và lấy làm căn cứ để chỉ định người bệnh nội soi đại tràng.
2.3. Nội soi đại tràng
Khi sử dụng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ mặt trong hậu môn, trực tràng, đại tràng của người bệnh. Từ đó, bác sĩ phát hiện được các điểm bất thường, xác định vị trí, kích thước tổn thương để chẩn đoán bệnh tốt nhất. Đây cũng là phương pháp có thể thực hiện đồng thời với các thủ thuật khác như cắt khối polyp, sinh thiết..
Nội soi đại tràng là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng
2.4. Chụp X-quang đại tràng
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sử dụng phương pháp chụp X-quang để phát hiện, thấy rõ vị trí, kích thước của khối u, polyp, mối tương quan giữa khối u và các đoạn còn lại của đại tràng. Nhờ các thông tin này, bác sĩ có thể tiên lượng được tiến trình phát triển của bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
2.5. Chụp CT đại tràng
Nếu phát hiện ra các dấu hiệu lạ trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho người bệnh chụp CT. Phương pháp này giúp bác sĩ có thể thấy được toàn bộ lòng đại tràng, dễ dàng quan sát các mô mềm, vị trí, kích thước khối u từ 6mm. Từ đó, bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của đại trực tràng, sự xâm lấn, di căn của các tế bào ung thư.
2.6. Các phương pháp khác
Ngoài 5 phương pháp trên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp khác như sinh thiết, chụp MEI, chụp PET…
Như vậy, nếu thuộc các đối tượng nguy cơ trung bình và nguy cơ cao, bạn nên tầm soát ung thư đại trực tràng với tần suất phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài phương pháp như xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, xét nghiệm máu ẩn trong phân, nội soi đại tràng, chụp X-quang, chụp CT…