Bạn có biết, tấm Cemboard ngày càng được ứng dụng nhiều vào làm gác lửng cho các công trình công cộng, nhà ở, văn phòng? Cùng tìm hiểu những ưu – nhược điểm của tấm Cemboard để đưa ra câu trả lời cho việc “Có nên làm gác lửng bằng tấm Cemboard?” là có hay không nhé!
1. Ưu điểm
So với các sp khác thì sàn gác lửng tấm Cemboard ngày càng được sử dụng phổ biến vì:
- Trọng lượng nhẹ, chỉ từ 54-90kg: Với trọng lượng chỉ bằng 1/15 so với sàn bê tông cốt thép, tấm Cemboard vừa không tạo áp lực lên móng, đảm bảo kết cấu chắc chắn cho công trình mà còn rất dễ vận chuyển, mang vác.
- Khả năng chịu lực và tải trọng lớn: Nhờ sự kết hợp hài hòa của xi măng Portland rắn chắc và sợi Cellulose dẻo dai, tấm gác lửng Cemboard có thể chịu tải trọng lên đến 760kg/m² không thua kém bê tông.
- Khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt: Tấm Cemboard làm gác lửng có khả năng chống cháy ở nhiệt độ 550 độ C trong 2 giờ, hệ số dẫn nhiệt thấp chỉ 0,084 W/m2C, giúp giảm cháy lan giữa tầng gác và các khu vực tầng trên, dưới trong trường hợp xảy ra các sự cố cháy nổ.
- Khả năng chịu nước tốt, chống rêu mốc, trơn trượt: Với cơ chế ngậm nước và bố hơi khi gặp nhiệt độ cao mà không gây biến dạng, gác lửng bằng tấm Cemboard luôn được khô ráo, tránh tình trạng trơn trượt, rêu mốc.
- Tuổi thọ cao lên đến 50 năm: Do được làm từ hỗn hợp xi măng và cát bền chắc, tấm xi măng gác lửng Cemboard có khả năng chống mối mọt tốt, giúp cho công trình gác lửng có tuổi thọ lên đến 50 năm.
- Thời gian thi công nhanh giúp tiết kiệm chi phí: Quá trình thi công lắp đặt sàn gác Cemboard rất nhanh chóng và đơn giản, từ đó, giảm đáng kể thời gian và tiết kiệm gần 50% chi phí thi công.
Nhiều gia chủ khi thi công làm gác lửng bằng tấm Cemboard thường phân vân giữa việc chọn tấm Cemboard giả gỗ hay không bởi vì lo rằng giá cả có sự chênh lệch. Bởi vậy, bạn có thể tham khảo giá tấm xi măng giả gỗ để giải quyết vấn đề này nhé!
Do chịu nước tốt nên tấm Cemboard được dùng thi công gác ngoài trời
2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm vượt trội thì khi chọn tấm xi măng làm gác lửng này cũng có một số điểm hạn chế cần lưu ý:
Cần thi công làm gác bằng tấm Cemboard đúng kỹ thuật để đảm bảo độ bền của công trình
- Có thể bị nứt do khe nối giữa các tấm không được xử lý đúng cách: Điều này xảy ra khi trong quá trình thi công người thợ đã không sử dụng đúng loại mối nối chuyên dụng có tính đàn hồi cao, độ uốn và khả năng kết dính tốt. Một số loại keo bạn nên sử dụng để tránh tình trạng này như: keo xử lý chống nứt mối nối tấm Cemboard, keo Jade’s Solution…
- Nhạy cảm với dao động kết cấu của tòa nhà: Nếu không tính toán kỹ hoạt tải tác động lên gác lửng Cemboard, bạn dễ gặp hiện tượng mặt sàn bị cong do vật liệu co giãn, nứt vách mối nối… Để xử lý vấn đề này cần phân bổ hệ khung sắt hợp lý, tạo các khe hở từ 2-5mm để vật liệu có không gian co giãn khi thời tiết thay đổi.
- Khả năng chịu lực theo phương ngang yếu: Thi công làm gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard cần đúng với quy chuẩn của hệ khung chịu lực để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất. Cần đặt 4 cạnh tấm Cemboard làm gác lửng gối lên khung sắt, đồng thời phải có các thanh sắt gia cố chịu lực, khoảng cách bố trí các khung sắt tối đa là 61cm x 122cm.
- Có khả năng bị vỡ góc cạnh khi bắn vít liên kết với khung: Với những tấm Cemboard làm gác, khi bắn vít, bạn phải căn cách các cạnh tấm tối thiểu 12mm và khi bắt vít làm gác ngoài biên, phải cách tối thiểu 350mm.
- Khả năng thấm nước kém: Do tấm Cemboard có tính chịu nước chứ không chống thấm nước nên nếu sử dụng làm gác lửng cho hạng mục ngoài trời, bạn cần sơn phủ chống thấm chuyên dụng trước khi hoàn thiện sơn phủ bề mặt.
Sử dụng hệ khung sắt phù hợp đảm bảo khả năng chịu tải trọng khi làm gác lửng
Với các ưu nhược điểm trên, tấm Cemboard là lựa chọn phù hợp để làm gác lửng thay thế các vật liệu truyền thống cồng kềnh và thời gian thi công lâu như bê tông cốt thép. Các công trình có thể làm sàn gác lửng tấm xi măng Cemboard bao gồm:
|
Nguồn: https://dhomebuild.com/tin-tuc/lam-gac-lung-bang-tam-cemboard.html