Mỗi lần đang trong cơn giận dữ, tất cả mọi thứ bạn làm từ ăn uống, lái xe, cho đến sử dụng mạng xã hội… đều có thể khiến bạn hối hận về sau. Vậy những việc Không nên làm gì khi đang tức giận để không phải hối hận là gì? Cùng tham khảo các bí quyết sau đây nhé.
Mục Lục
Đừng đi ngủ
Người ta nói rằng “không nên đi ngủ khi giận dữ”. Điều này là hoàn toàn chính xác bởi các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng giấc ngủ sẽ tăng cường trí nhớ và cảm xúc. Thậm chí là những cảm xúc tiêu cực mà bạn đang có. Chính vì thế bạn cứ giữ tâm trạng bực bội sau khi cãi nhau mà đi ngủ thì những ký ức không vui đó sẽ càng ăn sâu vào trí nhớ. Và có thể kéo dài đến tận sáng hôm sau.
Đừng lái xe
Việc lái xe khi trong tâm trạng nóng nảy, không bình tĩnh sẽ mang lại rất nhiều nguy hiểm. Vì bạn sẽ kiểm soát không tốt phương tiện của mình cũng như xử lý tình huống gặp phải không minh mẫn nữa. Bên cạnh đó, khi đang giận dữ, bạn có xu hướng nhìn thẳng về phía trước. Nên khó có thể quan sát được xe cộ ở hai bên hoặc xe chuẩn bị cắt ngang đường của mình. Hãy hạ hỏa trước khi cầm lái và luôn luôn như thế bạn nhé!
Xem thêm: 10 cuốn sách về cảm xúc hay nhất nên đọc ít nhất 1 lần trong đời
Đừng trút giận:
Giận thì dĩ nhiên bạn nghĩ là phải trút giận ra cho đỡ tức tối rồi. Nhưng đó không phải là ý kiến hay đâu nhé. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, một người chỉ cần dành 5 phút để đọc những lời nói bực bội của người khác trên mạng xã hội thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng. Làm cho họ không vui và dễ nóng giận hơn. Một nghiên cứu trước đó cũng cho thấy rằng việc đấm gối, đấm tường (hay đấm ai đó) để thỏa mãn cơn giận. Không chỉ làm bạn cảm thấy giận dữ hơn mà còn có thể kích thích những hành vi kích động về sau này.
Đừng ăn
Làm dịu cơn giận bằng cách ăn có thể mang đến nhiều tai hại. Khi giận dữ, chúng ta thường chọn những thực phẩm không lành mạnh. Chẳng hạn như những thứ nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều carb… Ngoài ra, khi cảm xúc đang bị đẩy lên cao độ, cơ thể sẽ tự động chuyển sang trạng thái báo động nguy hiểm. Vào lúc này, hệ tiêu hóa không thể hoạt động một cách tối ưu và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
Đừng tiếp tục cuộc tranh cãi
Bởi trong trạng thái nóng nảy và giận dữ, bạn rất dễ buông ra vô vàn điều gây tổn thương cho đối phương. Mà sẽ chẳng bao giờ rút lại được và khiến bạn mãi hối hận về sau. Thay vì tiếp tục tranh cãi, hãy dừng lại để lấy bình tĩnh. Có thể chỉ mất 10 phút, hoặc có khi là đến 10 ngày. Nhưng chắc chắn bạn sẽ sẵn sàng đối mặt với vấn đề này một lần nữa khi tâm trạng cân bằng trở lại, sáng suốt hơn, lý trí hơn.
Xem thêm: Cảm xúc là gì? Các loại cảm xúc cơ bản
Đừng đăng lên Facebook
Cũng như những lời nói khi giận dữ, khi bạn lên trang cá nhân của mình để trút bực bội về bạn bè, gia đình hay những người làm bạn giận. Thì những thứ đó cũng có thể gây tổn thương tương tự với nhân vật bị nói đến. Chưa kể rằng chẳng hay ho gì khi để những người khác thấy được con người của bạn trở nên tệ hại như thế nào. Khi nóng nảy qua những câu status, hoặc giả bạn có muốn xóa đi những thứ đó. Thì nó cũng đã được đọc, được nhìn thấy, thậm chí được lưu lại, chụp hình lại… Và có thể gây ảnh hưởng đến bạn và mối quan hệ của bạn bất cứ lúc nào. Vừa qua, một anh chàng người Mỹ đã bị FBI theo dõi và bắt hầu tòa do liên tục đăng những câu status thể hiện sự giận dữ và mang tính đe dọa đối với công ty cũ, và vợ con của mình. Mạng xã hội có thể là ảo, nhưng hậu quả bạn nhận được đều là thật đấy!
Đừng gửi email
Một khi bạn đã nhấn nút gửi đi, bạn sẽ hối hận vì những thứ tệ hại mình đã ghi trong email đó. Nếu không thể kiềm chế được và bạn muốn viết chúng ra cho hả giận, hãy viết vào Word.
Đừng uống rượu bia
Bạn nghĩ một chút cồn có thể làm cho cơn giận mình nguôi ngoai, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Chất cồn trong rượu bia sẽ càng thúc đẩy bạn thể hiện sự tức giận của mình bằng hành động. Bởi chúng khiến cho bạn mất đi lý trí và không thể kiểm soát được bản thân. Những hành động sai lầm mang hậu quả lớn có thể xảy ra chỉ vì cảm xúc nhất thời. Bạn sẽ không muốn điều này xảy ra đâu phải không?
Đừng quên kiểm tra huyết áp
Điều này đặc biệt quan trọng với những người có bệnh tim hoặc cao huyết áp. Nguy cơ bị lên cơn đau tim hoặc đột quỵ sẽ tăng cao. Kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bạn nổi cơn giận.
Đừng nói điện thoại
Hãy đối mặt trực tiếp với vấn đề và giải quyết chúng. Khi nói chuyện qua điện thoại bạn sẽ không thể nắm bắt được ý đồ của đối phương. Cũng như không thấy được nét mặt của họ. Vì vậy, khi cãi nhau hoặc nói chuyện điện thoại lúc nóng giận. Chỉ làm cho tình huống thêm tồi tệ mà thôi.
Xem thêm: Cảm xúc tiêu cực là gì? Cảm xúc tiêu cực có cần thiết?
Điều ngu ngốc hay tồi tệ nhất bạn từng làm khi nóng giận và khiến bạn mãi hối hận là gì? Hy vọng bài viết Không nên làm gì khi đang tức giận sẽ giúp bạn không làm những việc khiến bản thân phải hối hận.
Lan Anh- tổng hợp
Nguồn:(vienyhocungdung/suutamphap)