Hiện nay, hầu hết người dùng đều sử dụng nước đã được khử trùng bằng các chất hóa học như clo, iod hoặc sục ozone… để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, loại nước này có an toàn để uống không vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người dùng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn tác dụng của các chất hóa học khi khử trùng nước, mức độ an toàn của nước được trùng để bạn có thể lựa chọn được cho mình nguồn nước phù hợp, an toàn.
1. Tác dụng của các phương pháp khử trùng trong quá trình làm sạch nước
Clo có tên hóa học là Chlorine, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng và các vi sinh vật gây hại có trong nước thông qua phản ứng tạo thành Axit Hipocloro (một chất khử trùng cực mạnh). Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo là quy trình thường được thực hiện tại các nhà máy xử lý nước trước khi nước được phân phối đến các hộ gia đình.
Các chất khử trùng mạnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng và các vi sinh vật có hại trong nước
Trong khi đó, để khử trùng nước, người ta sử dụng máy phát tia lửa điện để tạo ra ozone, sau đó sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo ra tia hồ quang, luân chuyển luồng không khí sạch qua các khoảng trống giữa các điện cực để tạo ra ozone từ oxy.
Còn iod là chất oxi hóa mạnh thường được sử dụng để khử trùng nước trong bể bơi.
2. Mức độ an toàn của nước khử trùng bằng các phương pháp trên
Nước được khử trùng bằng iod không nên sử dụng để uống. Nước được khử trùng bằng Clo hoặc ozone có thể giúp làm sạch nước nhưng quy trình này có thể tạo ra các sản phẩm phụ như trihalomethanes (THMs) và haloacetic acids (HAAs), ngộ độc ozone, được cho là có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài ở mức cao. Vậy nên mua máy lọc nước hay uống nước bình? Hay nên sử dụng loại nước được khử trùng bằng các phương pháp trên?
Theo Bộ Y tế, nước được khử trùng bằng Clo không gây hại cho sức khỏe người dùng, ngoài việc làm nước có mùi sát trùng hơi khó ngửi. Tuy nhiên, hàm lượng Clo dư trong nước vẫn có thể tạo thành trihalomethane, gây hại cho sức khỏe người dùng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, sinh sản, ung thư,… Và ozone thoát ra từ quá trình sục rửa có hại cho sức khỏe của người có vấn đề về phổi hoặc hen suyễn.
Do đó, để đảm bảo an toàn, người dùng vẫn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm máy lọc nước, làm sạch nguồn nước bằng các bộ lọc, màng lọc, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hàm lượng chất tồn dư trong nước có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng lâu dài
3. Cách giảm thiểu tồn dư các chất hỗ trợ lọc nước trong nước uống
Để đảm bảo an toàn, tránh hàm lượng các chất tồn dư trong nước uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Sử dụng máy lọc nước: Sử dụng bộ lọc nước có khả năng loại bỏ các chất hóa học và tồn dư như bộ lọc than hoạt tính, bộ lọc RO (thẩm thấu ngược) và các hệ thống lọc nước hiện đại có thể giúp làm giảm hàm lượng clo và các chất gây hại khác trong nước uống.
- Không uống nước ngay sau khi lọc: Để nước trong bình chứa khoảng 30 phút – 1 tiếng sau khi lọc để lượng ozone được giải phóng hết.
- Để nước ở nhiệt độ phòng: Để nước trong bình chứa ở nhiệt độ phòng (18 – 23 độ C) khoảng 30 phút trước khi uống để Clo tự động bay hơi cũng có thể giúp giảm bớt hàm lượng Clo tự do trong nước.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng nước lọc sạch hóa chất, cặn bẩn, bạn cần rất lưu tâm đến thời gian thay lõi lọc nước. Các lõi lọc sẽ cần thay định kỳ để đảm bảo chất lượng nước lọc cũng như duy trì hoạt động của máy.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề nước được trừ trùng có an toàn để uống không? Quy trình khử trùng truyền thống có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng và các vi sinh vật gây hại trong nước. Tuy nhiên, hàm lượng các chất tồn dư lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng lâu dài. Thế nên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn vẫn nên sử dụng các phương pháp làm sạch nước ưu việt hơn như máy lọc nước, bộ lọc RO, bộ lọc than hoạt tính,…