Xét nghiệm FSH để làm gì? Hormone FSH là một trong những nội tiết tố sinh dục quan trọng đối với cơ thể của nữ giới. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về xét nghiệm FSH, cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Xét nghiệm FSH để làm gì?
Kết quả xét nghiệm FSH cho phép chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng tuyến sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm, mãn kinh hay tình trạng vô sinh ở nữ giới và chức năng của trục dưới đồi, tuyến sinh dục ở cả nam và nữ. Cụ thể vai trò của việc thực hiện xét nghiệm FSH ở nam và nữ như sau:
Xét nghiệm FSH nội tiết tố nam
Ở nam giới, hormone kích thích tạo nang trứng (FSH) có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng. Hormone FSH sẽ chủ yếu được tiết ra ở tuyến yên theo từng nhịp trong ngày. Thời gian bán thải của FSH là từ 3 đến 5 giờ. Vì vậy, chỉ số FSH sẽ ít có sự thay đổi trong ngày. Thông thường, cơ thể một nam giới khỏe mạnh thì lượng hormone FSH sẽ có trong giới hạn từ 2 – 12 mIU/ ml.
Nếu chỉ số FSH cao chứng tỏ tinh hoàn sẽ không có khả năng đáp ứng kịp thời với kích thích của nội tiết hướng sinh dục và quá trình sinh tinh đã bị tổn thương. Khi tinh hoàn không còn khả năng sinh tinh được nữa cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có bất cứ liệu pháp nào mang lại hiệu quả điều trị. Nếu chỉ số hormone FSH thấp thì có thể người bệnh đã bị suy hạ đồi, suy tuyến yên.
Xét nghiệm FSH nội tiết nữ
Ở nữ giới, hormone kích thích tạo nang trứng (FSH) sẽ được tiết ra từ tuyến yên và có tác dụng kích thích nang noãn phát triển. Trong trường hợp có nghi ngờ rối loạn nội tiết tố nữ thì cần xét nghiệm định lượng FSH.
Hormone FSH đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kích thích nang trứng ở nữ giới, nó phát triển thông qua sự sản xuất estradiol và progesterol, tạo điều kiện tăng bài tiết estrogen trong giai đoạn nang trứng.
Tại sao bạn cần xét nghiệm mức FSH?
Trong trường hợp bạn là phụ nữ, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm FSH nếu:
- Không thể có thai sau 12 tháng chờ đợi và cố gắng.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Kinh nguyệt đã ngừng lại. Xét nghiệm FSH sẽ giúp xác nhận xem bạn đã bước qua thời kỳ mãn kinh hay tiền mãn kinh chưa.
Xét nghiệm này thường được chỉ định ở nam giới trong một số trường hợp sau:
- Nghi ngờ vô sinh vì hai vợ chồng không có thai sau 12 tháng cố gắng.
- Giảm ham muốn tình dục.
Trẻ em thường được chỉ định tiến hành xét nghiệm FSH nếu có thời kỳ dậy thì sớm (trước 9 tuổi với bé, trước 10 tuổi với bé trai) hoặc muộn (từ 13 tuổi với bé gái và từ 14 tuổi với bé trai).
Xem thêm Top 4 loại hoa quả chứa vitamin C cho người bị tiểu đường
Vai trò của hormone FSH trong tư vấn lâm sàng
Xét nghiệm FSH để làm gì? Việc xét nghiệm nồng độ FSH vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt dự kiến việc thụ tinh thành công hay thất bại:
+ Giá trị FSH vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt > 15 mIU/mL thường dự kiến khả năng có thể mang thai trong tương lai thấp.
+ Giá trị FSH vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt < 10 mIU/mL phản ánh một chức năng tạo nang buồng trứng có thể bình thường.
– Đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng: được thực hiện xét nghiệm ở những phụ nữ chuẩn bị mang thai, nồng độ FSH đánh giá số lượng và chất lượng những trứng còn lại của phụ nữ. Xét nghiệm được thực hiện vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
– Phụ nữ bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ FSH sẽ có xu hướng tăng và đến giai đoạn mãn kinh thì nồng độ này luôn tăng cao từ 30 mIU/ml trở lên.
Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm FSH
Xét nghiệm FSH là xét nghiệm được ưu tiên lựa chọn khi muốn đánh giá tình trạng không dậy thì, bệnh buồng trứng đa nang và vô kinh tiên phát. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm FSH rất hữu ích trong việc thăm dò cho các bệnh nhân hiếm muộn.
Đối với bệnh nhân là nữ giới thì khi tiến hành xét nghiệm FSH sẽ luôn được kết hợp với xét nghiệm định lượng nồng độ LH và estradiol. Còn đối với nam giới thì kết quả xét nghiệm FSH sẽ luôn được phân tích kết hợp với kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ.
Chỉ số FSH như thế nào là bình thường?
Đối với nữ giới, mỗi giai đoạn sẽ có một chỉ số FSH khác nhau. Các chỉ số bình thường ở từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tạo nang buồng trứng: Chỉ số FSH là 1,68 – 15 lU/L;
- Giữa chu kì kinh: Chỉ số FSH là 21,9 – 56,6 lU/L;
- Giai đoạn tạo hoàng thể: Chỉ số FSH là 0,61 – 16,3 lU/L;
- Sau giai đoạn mãn kinh: Chỉ số FSH là 14,2 – 5,3 IU/L.
Đối với nam giới trưởng thành, chỉ số FSH bình thường sẽ đạt 1,24 – 7,8 IU/L và nam giới trước tuổi dậy thì là 1,0 – 4,2 IU/L.
Xét nghiệm FSH để làm gì? Kết quả xét nghiệm hormon kích thích tạo nang trứng (FSH) có thể bị làm thay đổi do mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hoặc do có chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước khi bệnh nhân lấy máu làm xét nghiệm. Nguyên nhân khác có thể là do bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ FSH như: thuốc ngừa thai uống, estrogen, testosterone, progesterone.
Trên đây Feel.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về xét nghiệm FSH để làm gì? Tại sao bạn cần xét nghiệm FSH?. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.vinmec.com, genmedic.vn, … )