Hình tượng Quan Công không chỉ được biết đến phổ biến ở Trung Hoa mà còn lan rộng ra cả khu vực Đông Nam Á. Mặc dù là vị tướng quân được thờ phụng nhiều nhất nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa Phong Thủy của tượng Quan Công như thế nào. Hãy cùng Gỗ Đỉnh theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hơn về việc thờ tượng Quan Công nhé!
Mục Lục
1. Ý nghĩa Phong Thủy mà tượng Quan Công mang lại
Nhìn chung, tượng Quan Công mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy khác nhau như giúp thu hút tài lộc, vận may, trấn yêu, trừ tà mang lại sinh khí cho gia chủ. Tuy nhiên, với mỗi hình tượng Quan Công khác nhau sẽ có thêm một số ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng điểm qua một số mẫu tượng Quan Công phổ biến và ý nghĩa mà nó mang lại nhé!
1.1. Tượng quan công cưỡi ngựa xích thố
Hình ảnh tượng Quan Công cưỡi ngựa xích thố với thanh long đao cầm trên tay toát lên vẻ oai phong lẫm liệt cùng ý chí chiến đấu mãnh liệt, không ngại mọi khó khăn, gian khổ. Việc bày trí mẫu tượng này trong nhà sẽ giúp trấn yêu, trừ tà, đồng thời mang đến sự bình an cho các thành viên gia đình. Bên cạnh đó, tượng còn mang hàm ý là tấm gương sáng của sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức dù ở hoàn cảnh nào.
1.2. Tượng Quan Công chống đao
Tượng Quan Công chống đao với vẻ mạnh mẽ, hào hùng thể hiện khí chất của một con người không chịu khuất phục trước bất kể khó khăn hay sinh ly tử biệt nào. Bên cạnh đó, mẫu tượng này thường thường được các nhà lãnh đạo, các trưởng phòng, doanh nhân, người làm chính trị lựa chọn với mong muốn có được sức mạnh và vững tâm hơn khi làm việc.
1.3. Tượng Quan Công ngồi đọc sách
Theo tương truyền xưa, Khi đang ở Tào doanh, Quan Công đã được Tào Tháo sắp xếp cho ở cùng với hai người vợ của Lưu Bị để mong rằng ông sẽ có hành động sai lầm. Tuy nhiên, trái lại với mong muốn đó thì Quan Công suốt đêm thức trắng chỉ để ngồi đọc sách Xuân Thu dưới ngọn đuốc sáng rực. Qua đó thể phẩm chất kiên định, chính trực và tuyệt đối trung thành của Ngài.
Bày trí tượng Quan Công sẽ giúp làm tăng thêm ý chí sắt đá, sự quyết tâm cao độ cho gia chủ, đồng thời mang lại nhiều may mắn, cơ hội và có được thăng tiến, gặt hái được những thành công nhất định trong công việc.
2. Tuổi nào hợp, kỵ với tượng Quan Công?
2.1. Tuổi hợp với tượng Quan Công
Theo ngũ hành thì tượng Quan Công thuộc mệnh Mộc mà Mộc lại sinh ra Hỏa nên thường tượng Quan Công sẽ phù hợp dành cho những người mệnh hỏa.
Theo âm dương thì tuổi thìn, ngọ, tuất trong 12 con giáp là những tuổi hợp với tượng Quan Công.
2.2. Tuổi kỵ với tượng Quan Công
Người có mệnh thổ, tuổi thân thường sẽ không hợp với tượng Quan Công. Ngoài ra, đối với những trường hợp còn lại nếu muốn thờ tượng Quan Công thì gia chủ cần là nam trên 25 tuổi mới rước Ngài về được.
3. Cách bày trí tượng Quan Công hợp phong thủy
3.1. Vị trí đặt tượng Quan Công
Tượng Quan Công nên được đặt ở vị trí gần cửa ra vào để giúp xua đuổi cũng như ngăn chặn mọi điều không may mắn xảy ra, đồng thời giúp tránh tà khí vào nhà ảnh hưởng đến gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Nên đặt tượng Quan Công ở những vị trí cao vì những vị trí này khiến ai cũng phải ngước lên nhìn, qua đó thể hiện sự oai phong, khí chất uy nghi, lẫm liệt, bệ vệ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt tượng Quan Công ở vị trí trung tâm ngôi nhà bởi đó là những nơi có tầm nhìn rộng, bao quát, giúp bảo vệ gia đình tốt hơn.
3.2. Hướng đặt tượng Quan Công
Bên cạnh vị trí đặt tượng Quan Công thì hướng đặt tượng cũng vô cùng quan trọng. Lời khuyên dành cho bạn là hãy đặt tượng Quan Công ở ngay cửa ra vào và quay mặt về các hướng xấu giúp tránh những điều không may, đen đủi trong cuộc sống.
Đối với các nhà lãnh đạo, giám đốc, quản lý, những nhà chính trị,… thì có thể đặt tượng trên bàn làm việc trong văn phòng hoặc sau lưng để có thể nhận được sự bảo vệ của Ngài, đồng thời có được nhiều lộc lá trong làm ăn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tượng Quan Công, bao gồm ý nghĩa Phong Thủy, những tuổi hợp và kỵ với tượng Quan Công cũng như cách bày trí tượng sao cho đúng. Chúc bạn sớm sở hữu những mẫu tượng Quan Công đẹp, ưng ý! Gỗ Đỉnh rất mong có thể hợp tác với gia đình bạn!