Đặt sonde dạ dày là gì? Sonde dạ dày được biết đến là một kỹ thuật quan trọng để cung cấp dinh dưỡng, theo dõi tình trạng bệnh hoặc hút dịch.Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Sonde dạ dày là gì?

Đặt sonde dạ dày được áp dụng phổ biến nhất với bệnh nhân không có khả năng ăn uống. Thường thì bác sĩ sẽ đưa ống thông dạ dày từ miệng hoặc mũi xuống dạ dày để truyền thức ăn cho người bệnh. Bên cạnh đó, đặt ống thông dạ dày còn được các bác sĩ dùng để hút dịch, chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân.
Đặt ống thông dạ dày được thực hiện qua hai đường đó là đặt ống theo đường mũi vào dạ dày. Đây là phương pháp phổ biến nhất, ít ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng và giao tiếp của bệnh nhân. Còn biện pháp thứ hai đó là đi ống thông qua miệng đến dạ dày, thường dùng cho bệnh nhân không thể nói chuyện và mũi đang có vấn đề.
Những bệnh nhân cần đặt sonde dạ dày, đặt ống thông dạ dày?
– Bệnh nhân hôn mê: chấn thương sọ não, tai biến, viêm não, hôn mê do hạ đường huyết…
– Bệnh nhân nuốt khó do liệt mặt
– Bệnh nhân bị gãy xương hàm
– Bệnh nhân bị ung thư lưỡi, ung thư thực quản
– Bệnh nhân hẹp thực quản
– Trẻ sứt môi, hở hàm ếch
– Bệnh nhân bị uốn ván nặng
– Những người từ chối ăn hoặc ăn quá ít không đủ duy trì sức khỏe.
– Bệnh nhân suy mòn nặng.
Đặt sonde dạ dày nhằm mục đích gì?
– Đối với những người bệnh hôn mê bất tỉnh, cần phải được nuôi dưỡng nhưng do người bệnh không đủ khả năng để ăn uống, bắt buộc phải nuôi người bệnh qua việc đặt ống thông sonde dạ dày.
– Đặt ống thông giúp lấy dịch dạ dày hỗ trợ chẩn đoán viêm loét đường tiêu hóa, lấy mẫu xét nghiệm dịch dạ dày.
– Đặt ống thông giúp giảm áp lực và dẫn lưu dịch dạ dày sau các ca phẫu thuật đường tiêu hóa
– Giúp rửa và làm sạch dạ dày đối với các trường hợp bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc trừ sâu bằng đường ống
– Giúp theo dõi chảy máu dạ dày, sự tái phát của chảy máu dạ dày.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
- Để dẫn lưu dịch dạ dày, giúp giảm áp lực trong ống tiêu hóa: trong các trường hợp tắc ruột, liệt ruột cơ năng (viêm tụy cấp…) hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa
- Để rửa dạ dày: trong trường hợp ngộ độc cấp hoặc chảy máu
- Theo dõi tình trạng chảy máu tiêu hóa, sự tái phát của chảy máu dạ dày
Chống chỉ định
- Tổn thương ở thực quản: u, dò, bỏng thực quản dạ dày do acid hoặc kiềm mạnh, teo thực quản
- Nghi thủng dạ dày
- Áp xe thành họng
- Tổn thương vùng hàm mặt
- Bệnh ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch, động mạch thực quản.
Những điểm cần lưu ý khi đặt sonde dạ dày

– Đảm bảo chắc chắn ống đã vào đúng dạ dày mới được bơm thức ăn vào.
– Cho thức ăn vào nhẹ nhàng, không được bơm mạnh vì có thể gây nôn ói ở người bệnh
– Vệ sinh, săn sóc mũi miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống sonde dạ dày.
– Thay ống khi thấy ống bị bẩn hoặc thay mỗi 5-7 ngày/lần.
– Trong trường hợp người bệnh bị sổ mũi, chảy máu cam nên đặt ống qua đường miệng.
– Mỗi lần thay ống nên thay đổi lỗ mũi.
– Chú ý khi cố định ống cần chừa khoảng cách để cử động nhằm tránh gây chèn ép lên cánh mũi gây hoại tử.
– Theo dõi cẩn thận trong các lần ăn, nếu thấy dịch tồn lưu trong dạ dày cho lần ăn say trên 100ml phải thông báo ngay cho bác sĩ.
Xem thêm Ai nên tầm soát ung thư đại tràng?
Quy trình thực hiện sonde dạ dày chính xác
Đặt sonde dạ dày là gì? Quy trình thực hiện đặt ống thông dạ dày không khó, tuy nhiên bạn cần được sự hỗ trợ của bác sĩ có uy tín để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Bước chuẩn bị
Nếu bệnh nhân còn tỉnh thì đặt họ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc bệnh nhân hôn mê thì tiến hành đặt họ ở tư thế đầu nằm thấp, mặt nghiêng bên trái.
Đo độ dài của sonde từ cánh mũi tới dái tai vòng sang mũi ức, tầm 50cm là ngang với dạ dày hoặc từ răng cho tới rốn. Bôi trơn đầu ống khoảng 5cm, tránh để dầu đọng trong ống khiến người bệnh bị sặc và khó chịu.
Tiến hành sonde dạ dày
Cho người bệnh há miệng hoặc trong trường hợp họ bị hôn mê thì dùng dụng cụ chuyên mở miệng hoặc canun Guedel, luồn ống thông qua miệng. Nếu việc luồn qua miệng khó khăn thì nên sử dụng đường mũi.
Đưa ống thông vào miệng thật nhẹ nhàng, sát phía bên má, không nên đi gầy vòm họng và lưỡi gà. Nếu bệnh nhân tỉnh thì khuyên bệnh nhân nuốt xuống, trong khi y tá, bác sĩ đẩy từ từ ống vào đến khi vạch được đánh dấu khi đo độ dài sonde thì dừng. Người bệnh bị ho sặc và tím tái thì nên rút ra và đặt lại.
Kiểm tra ống thông và ghi chép

Đặt sonde dạ dày là gì? Kiểm tra ống thông bằng cách bơm 30ml khí và nghe tiếng sôi sục từ vùng thượng vị, cách khác dùng tiêm rút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào một cốc nước sạch không thấy sủi khí.
Hoàn thiện kỹ thuật với việc cố định sonde dạ dày bằng băng dính và lắp túi dẫn lưu vào đầu sonde dạ dày.
Ghi hồ sơ bệnh án của bệnh nhân gồm có loại ống thông, kích thước, sự hợp tác và tình trạng người bệnh trong khi phẫu thuật và định vị ống thông.
Trên đây Feel.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về đặt sonde dạ dày là gì? Đặt sonde dạ dày nhằm mục đích gì?. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( hongngochospital.vn, hss.asia, … )